Thiết bị dành cho người bệnh tiểu đường biết được lượng đường trong máu

Các chuyên gia ở Boston (Mỹ) vừa vận hành thử nghiệm “tuyến tụy nhân tạo” – thiết bị giúp bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tự động kiểm soát lượng đường trong máu. Hệ thống – bao gồm một máy theo dõi lượng đường, hai máy bơm và một máy tính xách tay – được thiết kế để bắt chước cơ chế kiểm soát lượng đường tự nhiên của cơ thể (khi lượng đường cao hoặc thấp). Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm tra lượng đường trong máu (glucose) thường xuyên. Kết quả giúp bạn và bác sĩ quản lý lượng đường trong máu và tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Thiết bị tuyến tụy nhân tạo

Thiết bị tuyến tụy nhân tạo
Thiết bị kiểm soát lượng đường trong máu

Sau thử nghiệm, 11 người trưởng thành tham gia nghiên cứu đều có mức đường được kiểm soát tốt mà không bị giảm glucose huyết (một biến chứng thường thấy nhất trong bệnh tiểu đường do dùng quá liều insulin và không đủ carbonhydrate). Theo Xinhua, so với các thử nghiệm trước, hệ thống tụy nhân tạo này không chỉ sản xuất ra insulin mà còn tạo ra hoóc môn điều chỉnh có tên gọi glucagon, giúp cho các bệnh nhân đạt được lượng đường trong máu gần như bình thường trong hơn 24 giờ.

“Đây là thiết bị tụy nhân tạo đầu tiên sử dụng đồng thời cả insulin và glucagon”, tiến sĩ Steven Russell, từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Ông cũng cho rằng thiết bị nhân tạo chỉ sử dụng insulin có thể sẽ xuất hiện trên thị trường trong khoảng 5 năm tới. Và thiết bị sử dụng cả hai hoóc môn này sẽ ra đời sau vài năm.

Máy đo lượng đường huyết qua ngón tay

Máy đo lượng đường huyết qua ngón tay
Thiết bị lấy mẫu xét nghiệm trên đầu ngón tay

Thiết bị này chứa một cây kim nhỏ, sắc bén (được gọi là Lancet). Thường thì mẫu máu sẽ được lấy từ ngón tay (bằng cách chích kim vào ngón tay). Kế tiếp bạn sẽ nhỏ giọt máu lên que thử và ép bông gòn lên chỗ ngón tay bị chích để ngừng chảy máu. Cuối cùng là chờ đợi kết quả, chúng mất khoảng khoảng 15 giây. Thông thường thiết bị sẽ tự động lưu lại kết quả trong vòng thời gian ngắn. Ngoài ra việc lưu lại thông tin giúp bạn có thể so sánh với các chỉ số đo trước đây, từ đó bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu có nằm trong phạm vi an toàn hay không.

Đây là những máy đo đường huyết mới với công nghệ hiện đại hơn. Cho phép bạn kiểm tra tại những vị trí khác như cẳng tay; cánh tay; gốc ngón tay cái hay ở đùi. Nhưng kết quả bạn nhận được sẽ khác hơn so với lấy máu ở đầu ngón tay. Bởi vì chỉ số lượng đường trong máu ở ngón tay. Cho thấy sự thay đổi nồng độ máu nhanh hơn những vị trí khác. Điều này đặc biệt chính xác ngay sau khi bạn ăn hoặc tập thể dục. Tuy nhiên nếu trong lúc kiểm tra mà bạn xảy ra những dấu hiệu nghi ngờ của chứng hạ đường huyết. Bạn nên thay đổi cách kiểm tra sang đầu ngón tay. Bởi vì nó sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Hệ thống theo dõi

Những thiết bị này, còn được gọi là thiết bị đo đường khoảng ở kẽ (dịch ngoại bào). Được kết hợp với máy bơm insulin. Chúng tương tự như máy đo đường huyết bằng lấy máu ở đầu ngón tay. Chúng hiển thị được mô hình cũng như xu hướng của mức đừng máu liên tục theo thời gian.

Bạn có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày. Chẳng hạn như trước bữa ăn hoặc tập thể dục, trước khi đi ngủ; trước khi lái xe; khi bạn nghĩ rằng lượng đường trong máu đang thấp. Tuy nhiên mỗi trường hợp là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi bác sĩ khi nào và tần suất bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu bạn bị bệnh, có lẽ cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *