Mô hình khối u não bằng công nghệ in 3D – ứng dụng mới trong y học

Các nhà nghiên cứu của đại học Tel Aviv đã thành công tạo ra mô hình khối u não bằng công nghệ in 3D để phục vụ cho việc điều trị u não. Công nghệ in 3D đã trở nên rất gần gũi và ngày càng được ứng dụng nhiều trong y học. Đây không phải một công nghệ quá phúc tạp, nó có nguyên tắc hoạt động như việc chụp CT hay MR cho bệnh nhân. Việc nghiên cứu mô hình khối u não in 3D sẽ tạo được mô phỏng tế bào não giúp cho việc xem xét phương pháp trị liệu diễn ra dễ dàng hơn. U não là căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ sống sót thấp nếu nó là u ác tính. Đặc biệt là u não nguyên bào chúng tiến triển bệnh rất nhanh và khó kiểm soát.

Công nghệ in 3D là gì?

Công nghệ in 3D không quá phức tạp như bạn nghĩ. Đơn giản mà nói đây là một quá trình sản xuất các chất liệu. Có thể là nhựa, kim loại hay bất kỳ thứ gì khác. Theo phương cách xếp từng lớp với nhau để tạo nên một vật thể 3 chiều. In 3D có nguyên tắc hoạt động như các hệ thống máy chụp CT hay cộng hưởng từ (MRI). Các thiết bị này có khả năng quét và chụp cắt lớp bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người. Và nếu như bạn xếp chồng các lớp này lại mới nhau sẽ tạo nên một hình ảnh 3 chiều của cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Và điều này hoàn toàn tương tự như công nghệ in 3D.

công nghệ in 3D là gì?
Công nghệ in 3D là gì?

Các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ in 3D và máy quét 3D nhằm tạo nên các bộ phận giả. Điển hình như chân, tay, răng, xương trên cơ thể người với độ chính xác hoàn hảo. Có thể chuyển động linh hoạt theo ý muốn nhờ vào các thiết bị hỗ trợ khác. Điểm ấn tượng nhất là giá thành để sản xuất chúng thông qua công nghệ in 3D khá rẻ. Chỉ vài trăm đô so với vài nghìn đô như trước kia.

Tuyệt vời hơn, một số nhà khoa học đang nghiêm cứu sản xuất thử nghiệm bộ phân cơ thể phức tạp (nội tạng). Thông qua công nghệ in 3D và công nghệ tách tế bào. Tức là những bộ phận này có thể “sống”. Và đảm nhận nhiệm vụ tương đương so với bộ phận gốc trên cơ thể người.

Mô hình khối u não bằng công nghệ in 3D

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ronit Satchi-Fainaro cho biết các nhà khoa học đã trích một phần khối u của bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh đệm và sử dụng tế bào này để in mô hình khớp với các ảnh cộng hưởng từ (MRI) của họ. Sau đó, các nhà nghiên cứu bơm máu của bệnh nhân qua mô hình khối u được in 3D bằng hợp chất mô phỏng tế bào não này. Và áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp.

mô hình khối u não bằng công nghệ in 3D
Mô hình khối u não bằng công nghệ in 3D

Các nghiên cứu trước đó ứng dụng công nghệ in sinh học như trên để mô phỏng môi trường dẫn đến ung thư. Các nhà khoa học của Đại học Tel Aviv cho biết họ là nhóm nghiên cứu đầu tiên in ra khối u “có thể phát triển được”. Theo bà Satchi-Fainaro, các nhà khoa học cần 2 tuần. Để có thể thử nghiệm tất cả các liệu pháp điều trị khác nhau. Và đánh giá hiệu quả của liệu pháp đối với khối u cụ thể. Sau đó tìm ra phương pháp điều trị nào được dự báo là phù hợp nhất.

U nguyên bào thần kinh đệm của não là loại u não có tiên lượng xấu. Chúng tiến triển nhanh và rất ác tính. Nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm. Được điều trị đúng phương pháp sẽ dẫn đến diễn biến bệnh phức tạp, khó đoán. Làm giảm thời gian sống thêm của người bệnh. Theo Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ, tỷ lệ sống sót ở người bệnh u nguyên bào thần kinh đệm là 40% trong năm đầu tiên. Và 17% vào năm thứ hai sau khi chẩn đoán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *