Bất ngờ bị nước và cafe hay đồ uống rớt vào bàn phím laptop ! Đừng vội hoảng hốt, hãy bình tĩnh và làm theo những bước dưới đây để tránh tình trạng hỏng hóc Laptop đáng tiếc. 1 lưu ý đơn giản không thừa đó chính là khi các bạn sử dụng Laptop thì nên tránh để đồ uống, cafe, hay nước mía (nhất là vào mùa hè này) bên cạnh hoặc quá gần bàn phím vì khi đang hăng say xem một bộ phim hay chơi một trận game thì chúng ta không gì có thể nói trước được.
Và nếu như đã vô tình khiến cho bàn phím laptop bị dính nước thì những bước sao đây sẽ giúp bạn nhanh chóng sơ cứu cho chiếc laptop của chính mình. Nếu may mắn thì sẽ không cần phải đem máy đến các các công ty sữa laptop nhé.
Mục Lục
Tắt nguồn, tắt máy tính và tháo pin
Điều đầu tiên trước khi tiến hành các thao tác là bạn cần bình tĩnh và tiến hành thao tác thật nhanh các thao tác sau để tránh tình trạng nước xâm nhập sâu vào các linh kiện khác của máy tính.
Tắt nguồn, tắt Máy tính và Tháo Pin: Nếu Laptop đang được cắm nguồn, bạn tiến hành ngắt nguồn laptop khỏi nguồn điện. Và tiến hành tắt máy tính ngay để tránh trường hợp chập mạch các linh kiện. Hoặc trường hơp xấu là nhiễm điện sang người dùng nếu laptop được làm bằng hộp kim. Nếu laptop không tắt được, bạn cần tắt nóng cho máy bằng thao tác nhấn và giữ phím Power, sau đó hãy tháo Pin ra khỏi máy.
Tiến hành Ngắt kết nối các Thiết bị Ngoại. Vi đang được kết nối với laptop qua cổng USB như chuột, bàn phím.
Lật ngược Laptop lại trong Vài giây hoặc vài phút. Để ngăn ngừa nước tiến sâu hơn vào các thiết bị bên trong
Tiến hành dùng vải mềm Lau khô và kỹ vị trí mà nước dính vào bàn phím: Trường hợp nếu bàn phím của laptop hiện đang được bảo vệ. Bởi miếng chắn bụi thì bạn hãy nhẹ nhàng tháo. Và gạt sạch tất cả nước đang bám ở trên đó. Sau đó dùng vải mềm lau kĩ lại bàn phím của laptop. Bạn nên dùng bông tâm để có thể dễ dàng lau khô nước ở các kẽ giữa các phím và ở chân phím.
Nếu nước đã thấm sâu vào bên trong laptop, cần tháo máy để tiến hành lau chùi bên trong
Nếu phát hiện nước đã thấm sâu vào bên trong laptop; ta cần tiến hành thao tác tháo máy để tiến hành lau chùi bên trong.
Trước khi tiến hành tháo, bạn cần quan sát kĩ kết cấu của laptop. Sau đó tiến hành tháo các ốc cố định từng phần ở bên dưới laptop (hãy nhớ vị trí của từng ốc và đặt chúng cẩn thận ở vị trí nào đó)
Sau khi đã xác định được vị trí đã bị nước thấm dính; bạn tiến hành lau khô bằng vải mềm, sau đó hãy phơi thiết bị ở nơi có ánh năng vừa phải từ 6-12 tiếng. Tránh nơi có ánh nắng gay gắt. Tuyệt đối không dùng thiết bị máy sấy tóc cho thao tác làm khô này. Vì nhiệt độ quá cao có thể gây ảnh hưởng không tốt đến linh kiện của máy. Cách tốt nhất để đẩy nhanh quá trình làm khô cho thiết bị bằng máy hút bụi; chỉ cần 20 phút là bạn có thể làm giảm tối đa số nước và hơi ẩm đã thấm vào thiết bị
Sau khi đã hoàn thành các thao tác trên, bạn hãy tiến hành lắp máy lại và chờ khoảng 5-6 tiếng sau. Để chắc chắn là nước đã bốc hơi khỏi bàn phím. Thế là xong, bây giờ bạn có thể sử dụng lại laptop một cách bình thường rồi đó.
Với các bước xử lý nhanh cho trường hợp nước đổ lên bàn phím Laptop ở trên; hy vọng bạn sẽ có 1 kinh nghiệm thật quý báu để giữ lại được một khoản tiền kha khá trước khi đem đến tiệm sửa Laptop thay thế linh kiện đắt tiền!
Dốc ngược laptop và dùng vải khô để thấm
Dùng vải khô để thấm nước: Hãy dùng một chiếc khăn khô hoặc khăn giấy. Để thấm toàn bộ lượng chất lỏng có trên bề mặt laptop. Đặc biệt là khu vực bàn phím, quạt gió hay các cổng kết nối là những nơi cần làm khô nhanh nhất.
Mở nắp laptop rộng nhất có thể. Lật ngược laptop lại để nước chảy ra ngoài nếu còn: Khi lật ngược máy lại hãy để nó trên bề mặt khăn bông hoặc bất kỳ thứ gì có khả năng thấm hút nước. Lưu ý, bạn không cần cố gắng tháo tung máy ra. Để làm khô các bộ phận để tránh trường hợp “chữa lợn lành thành lợn què”. Để an toàn, hãy đem máy đến các trung tâm sửa chữa laptop uy tín. Để được hỗ trợ vệ sinh, sửa chữa nhé!
Đem laptop ra cơ sở sửa chữa uy tín
Sau khi làm xong 2 bước trên bạn hãy thử mở máy lên. Và kiểm tra sơ bộ xem máy có hoạt động bình thường hay không. Tuy nhiên, hãy cứ mang ra tiệm sửa chữa. Để chắc chắn rằng mọi linh kiện vẫn hoạt động bình thường nhé!
Xem thêm những bài viết khác tại chuyên mục Mẹo sử dụng laptop.