Nắm bắt được tình hình thực tế khi Covid đang diễn biến phức tạp và nhanh chóng. Hệ thống robot Vibot ra đời nhằm hỗ trợ vân chuyển y tế tại khu cách ly. Với sự hỗ trợ của robot các công tác vận chuyện được thực hiện nhanh chóng. Bù đắp vào phần trống của nguồn nhân lực trong phòng chống dịch. Hệ thống robot làm trung gian giữa bác sỹ và bệnh nhân góp phần hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đây là sản phẩm công nghệ do Học viên Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu và triển khai. Sau khi đưa vào hoạt động đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực và đã được triển khai vào nhiều vùng tâm dịch khác.
Mục Lục
Nghiên cứu hệ thống robot VIBOT hỗ trợ chống dịch Covid-19
Sau quá trình triển khai robot hỗ trợ chống dịch COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang. Nhóm cán bộ, nghiên cứu phát triển robot của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã triển khai robot vận chuyển y tế Vibot. Chuyển vào TP Hồ Chí Minh hỗ trợ công tác chống dịch COVID-19. Theo đó, robot Vibot đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Dã chiến số 7. Bệnh viện do Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) phụ trách. Bệnh viện Dã chiến số 7 gồm 16 tầng, có thể tiếp nhận, điều trị 1.200 bệnh nhân mắc COVID-19.
Đều đặn mỗi ngày, vào các khung giờ cố định từ 7 giờ – 8 giờ sáng. Trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 30 phút và chiều 4 giờ 30 phút đến 6 giờ. Những chú Robot sẽ đi tới từng phòng mời bệnh nhân mắc COVID-19 ra nhận đồ ăn. Sau khi bệnh nhân đã nhận xong đồ ăn, robot Vibot sẽ nói: “Xin cảm ơn” và “Tạm biệt”.
Có chức năng thay thế nhân viên y tế. Vận chuyển các giá đựng đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm. Các đồ vật khác từ khu vực tập kết bên ngoài đến buồng phòng trong khu cách ly. Vận chuyển giá đựng rác đến các buồng bệnh để nhận rác. Sau đó, vận chuyển ra khu tập kết rác thải. Di chuyển đến các buồng bệnh để y bác sĩ, người nhà (ở ngoài khu cách ly) giao tiếp từ xa với bệnh nhân. Đặc biệt, nhờ chức năng thăm khám từ xa làm giảm thiểu thời gian tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Làm giảm được nguy cơ lây nhiễm chéo.
Robot VIBOT – hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân
Đại tá Trần Minh Vỹ, Trưởng Đại diện phía Nam Học viện Kỹ thuật Quân sự. Cho biết: “Tại tâm dịch Bắc Giang, robot Vibot-2 giúp vận chuyển đồ ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19. Cũng như giúp nhân viên y tế theo dõi và giao tiếp từ xa với bệnh nhân. Sau khi đưa Vibot vào TP Hồ Chí Minh, tổ công tác của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã thiết lập cơ sở hạ tầng để robot hoạt động. Bắt đầu vận hành hệ thống robot hỗ trợ quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19”.
Theo Đại tá Trần Minh Vỹ, nhóm nghiên cứu đã thiết kế các giải pháp kỹ thuật đáp ứng nhiều phương án khác nhau. Đảm bảo robot tự động và sẵn sàng phục vụ bệnh nhân COVID-19 trong khu vực điều trị. Những chú robot sẽ hoạt động bền bỉ, hỗ trợ lực nhân viên y tế trong các bệnh viện dã chiến. Khi Vibot-2 vận hành, lượng công việc của các nhân viên tại khu vực chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng giảm đi rất nhiều.
Từng bước triển khai hệ thống robot VIBOT vào tâm dịch
Từ tháng 4/2020, robot thế hệ thứ nhất Vibot-1 được nhóm nghiên cứu của Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu sáng chế. Sau một thời gian cải tiến, robot thế hệ thứ hai, Vibot-2 đã ra đời. Hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau.
Tháng 5/2021, robot đã bắt đầu hoạt động hỗ trợ các bác sĩ ở cơ sở số 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau đó, từ tháng 6/2021, hai chú robot Vibot đã vào tâm dịch Bắc Giang. Để hỗ trợ các bác sĩ tuyến đầu trong chăm sóc bệnh nhân COVID-19. Góp phần giảm tải cho nhân viên y tế, phòng tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly.
Cuối tháng 7/2021, khi tình hình dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn biến phức tạp. Học viện Kỹ thuật Quân sự đã chủ động xin ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ. Nhanh chóng chuyển hệ thống VIBOT 2 đang triển khai tại Bệnh viện Bạch Mai (Cơ sở 2) vào phục vụ phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 9/8/2021, đoàn công tác của Học viện Kỹ thuật Quân sự đã lên đường triển khai hệ thống robot VIBOT 2. Đặt tại Bệnh viện dã chiến số 7 (phường An Khánh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, hệ thống robot VIBOT 2 tiếp tục cho thấy khả năng hoạt động trơn tru. Thể hiện được hết các chức năng thiết kế và mục tiêu đặt ra. Bao gồm chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân, vật dụng y tế… Chuyển từ ngoài vào khu cách ly và ngược lại.