Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy dữ liệu quý giá có thể giúp cải thiện hệ thống trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp tạo ra các robot và thiết bị tự hành có khả năng điều hướng địa hình vượt trội, chỉ cần cảm ơn… những con sóc. Công trình vừa được công bố trên tạp chí Science của Đại học California ở Berkeley (Mỹ) đã tìm hiểu đặc điểm sinh học của một loài sóc sống trên cây bạch đàn, quan sát đặc điểm và thời điểm chúng nhảy từ cành này sang cành khác để sau đó ứng dụng “cỗ máy sinh học” này vào công nghệ trí tuệ nhân tạo. Để biết thêm về thông tin này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của trang idbxs.com.
Mục Lục
Con sóc là động vật thông minh
Tính ương ngạnh và trí nhớ hoàn hảo của sóc khiến nó trở thành kẻ thù của những người làm vườn. Hầu hết mọi con sóc đều có những thủ thuật và cả những chiến lược vô cùng ấn tượng giúp chúng có khả năng sinh tồn.
Trước tiên, loài động vật thông minh này đã thích nghi với cuộc sống bên cạnh con người; chúng ăn những thức ăn của gia cầm; ăn những bông hoa trong vườn và bất cứ thực phẩm gì còn vương vãi xung quanh. Chúng cũng có thể cất trữ thực phẩm để ăn dần trong nhiều tháng.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng chúng có khả năng che giấu thực phẩm khéo léo; và tinh vi như một tên trộm lão luyện.
Bộ não của sóc giúp công nghệ phát triển siêu robot
Theo The Telegraph, sóc là sinh vật có các động tác y hệt người nhảy parkour khi chuyền cành; nhưng ở một trình độ vượt xa nhờ khả năng điều chỉnh; và cân bằng cơ thể siêu nhanh; tinh chỉnh đến hoàn hảo hàng loạt động tác chỉ trong khoảnh khắc; để phù hợp với những khoảng cách; và đặc điểm tinh vi nhất giữa các cành cây, để không bao giờ ngã.
Với những tình huống mới và đặc biệt, những con sóc đã sử dụng bộ não nhỏ bé của nó như một nhà khoa học thông minh, huy động mọi kiến thức để thử đi thử lại, thay đổi các thông số để tìm phương án đi đến thành công, và không bao giờ cần đến quá 5 lần thử.
Những bước di chuyển được thực hiện hoàn hảo
Tờ Scientific American dẫn lời tiến sĩ Robert Full, nhà nghiên cứu cơ sinh học; thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết sự phối hợp giữa cơ thể và tâm trí của một con sóc không chỉ gây tò mò cho những người quan sát. Các bước di chuyển được thực hiện hoàn hảo hơn bất cứ sinh vật và cỗ máy hiện đại nào trên thế giới có thể được ứng dụng để thiết kế các robot thông minh hơn, kết hợp một số đặc điểm thể chất của sóc: cột sống linh hoạt, bàn chân rắn chắc và móng vuốt sắc.
Dữ liệu từ “cỗ máy sinh học” – những con sóc – đang được tiếp tục nghiên cứu để đưa vào các hệ thống trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp tạo nên những siêu robot có khả năng thích nghi địa hình vượt trội, giúp thay thế con người trong những nhiệm vụ nguy hiểm hay những cuộc khám phá ở những nơi sức người khó lòng tiếp cận.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới cho các bạn. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn biết thêm công nghệ đời sống. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.