Chế tạo con chip dành cho những người bị liệt hai chân

Thấu hiểu nỗi khổ của những người bị bại liệt, cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn và mong muốn trở thành một đứa trẻ chập chững biết đi trên mặt đất, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Ý đã thiết kế một bộ đồ robot. Các nhà khoa học Anh đã phát triển một con chip có khả năng giúp những người bị liệt nửa người cử động cơ bắp chân cứng đơ của họ. Robot hỗ trợ đa năng cho người bệnh bại liệt giúp người bại liệt dễ dàng hơn trong các hoạt động lao động và sinh hoạt. Sáng chế cho thấy tình yêu của kỹ sư tự động hóa dành cho con trai mình, đồng thời cũng chứng minh rằng công nghệ hỗ trợ đang trở nên dễ tiếp cận hơn nhiều.

Chip có thể giúp tay chân hoạt động như người thường

Chip có thể giúp tay chân hoạt động như người thường
Tay chân có thể cử động bình thường

Chip do Đại học Luân Đôn chế tạo có kích cỡ bằng móng tay của đứa bé. Có thể được cấy thẳng vào cột sống để kích thích cơ chân. Trước đây, việc kích thích cơ chân bằng sóng điện tử đã được thực hiện. Nhưng điện cực thường chỉ được gắn bên ngoài và kết nối với thiết bị kích hoạt cũng gắn bên ngoài. Thiết bị này tương đối khó sử dụng và tốn thời gian nên không được các bệnh nhân bị tổn thương cột sống ưa chuộng.

Giáo sư Andreas Demosthenous – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết công nghệ mới có khả năng kích thích nhiều nhóm cơ hơn. Vì hầu hết linh kiện đều được cấy vào trong cột sống. Nhờ đó, người bệnh có thể thực hiện được nhiều cử động và có thể đạp xe hay chèo thuyền. Ngoài ra, thiết bị này cũng có thể được sử dụng để kích thích cơ bọng đái. Giúp bệnh nhân liệt kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Cũng như kích thích tế bào thần kinh, giúp cải thiện chức năng của ruột và hạn chế ruột co thắt.

Bộ khung robot cho người ngồi xe lăn

Bộ khung robot cho người ngồi xe lăn
Khung robot cho người khuyết tật chân tay

Bộ giá robot này giúp những người bị liệt nửa người; bị tàn tật có thể đứng lên khỏi xe lăn; xe đẩy và đi bộ xung quanh với một đôi nạng. Cũng có thể giúp họ di chuyển từ xe dành cho người tàn tật sang xe lăn. Hai động cơ điện ở mỗi chân cho phép người tàn tật có thể di chuyển linh hoạt khu vực khớp đầu gối và hông.

Thiết bị tuyệt vời “plug-and-play” này thậm chí có thể được tháo rời; mang theo trong túi xách. Tất nhiên, bộ giá robot này tạm thời chưa thay thế được chiếc xe lăn. Chủ yếu do giới hạn nguồn năng lượng cũng như khả năng chịu đựng của người tàn tật. Nhưng có thể cung cấp một sự độc lập có giới hạn. Khả năng cơ động của người dùng trong tình huống không có người giúp đỡ.

Thiết bị này có thể là nền tảng cơ bản giải quyết bệnh liệt nửa người. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Với sự tiến bộ của công nghệ truyền thông và sinh học. Trên nền tảng thiết bị này, các nhà khoa học có thể phát triển thành bộ khung xương cơ học kết nối với hệ thần kinh con người. Thay thế đôi chân của người bị liệt không thể phục hồi hoặc những người mất cả hai chân. Khả năng phát triển của thiết bị có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng trước hết, với thiết kế ban đầu này. Có thể sẽ là phương tiện rèn luyện để cứu chữa những người mới bị bệnh bại liệt.

Robot có thể tự điều khiển bằng ánh mắt

Robot được điều khiển và gõ chữ bằng mắt dựa trên nguyên lý các lệnh điều khiển. Được hiển thị tuần tự trước mắt và người dùng chỉ cần nháy mắt để chọn lệnh đó. Cách này giúp người bị liệt vừa có thể điều khiển robot làm theo ý mình vừa có thể gõ chữ. Nhờ robot nói ra hoặc nhắn tin cho người thân theo nội dung chữ đã gõ. Bộ phận tiếp nhận lệnh được gắn trên xe lăn, vừa tầm mắt với người bại liệt. Tác giả cho biết với mục đích là đa ngành nghề nên robot có thể hỗ trợ người bại liệt trong các hoạt động ở cơ quan. Nơi làm việc cũng như hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày.

Để biết thêm nhiều thông tin về công nghệ sinh học hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *