Trung Quốc đã thành công thí nghiệm turbine gió lớn nhất

Turbine gió có tên gọi MySE 16.0-242 của tàu có ba cánh quạt dài tới 118 m có thể cung cấp điện cho 20.000 hộ gia đình. Công ty Năng lượng Thông minh MingYang thông báo rằng họ đang phát triển một turbine gió khổng lồ ngoài khơi có tên MySE 16.0-242, New Atlas đưa tin hôm 23/8. Mô hình turbine này có đường kính 242 m, công suất 16 MW và có thể cung cấp điện cho 20.000 hộ gia đình trong 25 năm. Với ba cánh quạt dài 118m, tuabin gió có diện tích quét lên tới 46.000m2, rộng hơn 6 sân bóng. Để biết thêm về thông tin công nghệ này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của trang idbxs.com.

Turbine có thể sản xuất 80 GWh điện mỗi năm

Một turbine dự kiến sản xuất được 80 GWh điện mỗi năm, nhiều hơn 45% so với mẫu MySE 11.0-203 cũng của MingYang Smart Energy dù đường kính chỉ tăng 19%. Có thể điều này khiến các mẫu turbine gió ngày càng lớn hơn. Kích thước càng lớn, chúng có vẻ hoạt động càng hiệu quả. Số lượng dự án lắp đặt tốn kém cần thực hiện để đạt được cùng công suất cũng giảm đi.

Turbine có thể sản xuất 80 GWh điện mỗi năm
Một turbine gió dự kiến làm ra được 80 GWh điện mỗi năm

Kết quả cuối cùng có thể là giá điện gió ngoài khơi giảm – một điều vô cùng cần thiết. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về các thiết bị sản xuất điện hoạt động vào năm 2026, chi phí sản xuất 1 MWh điện của thiết bị điện gió ngoài khơi là cao nhất, khoảng 120,52 USD. Trong khi đó, chi phí này với điện than siêu tới hạn là 72,78 USD; điện mặt trời độc lập (không kết nối với lưới điện) là 32,78 USD.

MySE 16.0-242 có thể lắp đặt dưới đáy biển

Tuy nhiên, điện gió giúp lấp đầy những khoảng trống mà năng lượng mặt trời không thể; và là một phần quan trọng của tổ hợp năng lượng trong tương lai. Việc mở rộng quy mô với những turbine khổng lồ là một lý do then chốt khiến các chuyên gia dự đoán rằng chi phí điện gió ngoài khơi sẽ giảm từ 37% đến 49% vào năm 2050.

MySE 16.0-242 có thể lắp đặt dưới đáy biển hoặc trên một bệ nổi. Nguyên mẫu kích thước đầy đủ dự kiến được chế tạo vào năm 2022; lắp đặt và đi vào hoạt động năm 2023. Quá trình sản xuất thương mại sẽ bắt đầu vào nửa đầu năm 2024.

Công suất thiết kế lên tới 13 MW

Công suất thiết kế lên tới 13 MW
Mỗi turbine có công suất thiết kế lên tới 13 MW, có thể sản xuất đủ điện cho cả thành phố

Với chiều cao lên tới 260 m, mỗi turbine có công suất thiết kế lên tới 13 MW; mạnh mẽ đến mức một vòng quay của cánh quạt; có thể sản xuất đủ điện cho một hộ gia đình sử dụng trong hai ngày, theo GE Renewable Energy. Đây là mẫu turbine gió lớn nhất từng được phát triển trên thế giới.

Khi hoạt động hết công suất, trang trại Vineyard Wind với tổng cộng 62 turbine; có thể tạo ra 312 MWh điện/ngày; nhiều hơn 10% so với kỷ lục 262 MWh do một trang trại điện gió nguyên mẫu ở Hà Lan nắm giữ.

“Đây là một án quan trọng không chỉ đối với chúng tôi mà còn với tương lai của ngành công nghiệp năng lượng sạch đang sẵn sàng tăng tưởng theo cấp số nhân trong những thập kỷ tới”, Giám đốc điều hành Vineyard Wind Lars T. Pedersen nhấn mạnh.

Vineyard Wind cho biết việc xây dựng trang trại sẽ bắt đầu vào nửa cuối năm 2021 với vốn đầu tư lên tới 3 tỷ USD. Công ty ban đầu có kế hoạch lắp đặt 84 turbine gió nhưng sau đó rút xuống còn 62 do một số trở ngại.

Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *